Những thực phẩm “đại kỵ” khi sử dụng với yến sào? Một số lưu ý cần biết

Bác sĩ cố vấn chuyên môn: Trương Công Hậu - 09/01/2023
yến sào kỵ gì

Yến sào là loại thực phẩm đại bổ, thơm ngon, thế nhưng, bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại thì bạn cũng cần nắm rõ các nguyên tắc khi sử dụng yến sào chung với các loại thực phẩm để tránh gặp phải những trường hợp ngộ độc không đáng có. Vậy yến sào kỵ gì? Bài viết dưới đây, Yến Đảo Cần Giờ sẽ cung cấp tới bạn những lưu ý cần thiết khi dùng yến sào với các loại thực phẩm.

Xem ngay: Bảng Giá Yến Sào Nguyên Chất – Cập Nhật Mới Nhất 2023

Contents

Những thực phẩm “đại kỵ” với yến sào?

Yến sào là một trong những loại thực phẩm đặc biệt giàu dinh dưỡng, cung cấp những chất cần thiết và tăng cường đề kháng cho sức khỏe con người. Thực phẩm này rất tốt đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người đang chống chọi với bệnh tật…

Trước khi mua yến sào, rất nhiều người đều thắc mắc rằng yến sào nên ăn chung với thực phẩm nào, kỵ thực phẩm nào. Với thắc mắc yến sào kỵ gì, các chuyên gia chỉ ra rằng: cho đến nay, chưa có nghiên cứu hay kết luận khoa học nào cho thấy yến sào chống chỉ định với các loại thực phẩm khác.

yến sào kỵ gì
Yến sào không kỵ với bất kì thực phẩm nào 

Điều này đồng nghĩa với việc, chúng ta có thể an tâm và thoải mái kết hợp với các loại thực phẩm mình mong muốn với yến sào. Không cần phải lo lắng việc kết hợp yến sào với các thực phẩm không phù hợp sẽ làm yến giảm giá trị dinh dưỡng, sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe. Mọi người đều có thể yên tâm sử dụng yến sào, miễn là đúng thời điểm, đúng liều lượng và nhu cầu thì người dùng sẽ nhận được những công dụng tuyệt vời mà yến mang lại.

Bạn có thể tham khảo một vài cách sử dụng yến sào hiệu quả phù hợp với mọi đối tượng mà Yến Đảo Cần Giờ đã gợi ý

Yến sào kỵ gì trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản?

Theo y học cổ truyền, yến sào có vị ngọt, tính bình nhưng thiên hàn, nổi tiếng với tác dụng bổ phế, dưỡng âm, trừ ho… có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Không có sự kiêng kỵ nào giữa yến sào và các loại thực phẩm khác, nhưng có một số vấn đề trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản,… cần người dùng lưu ý những vấn đề sau đây.

Khi sơ chế yến sào kỵ gì?

Mọi người thường hay quan niệm rằng, việc ngâm yến sào càng lâu thì yến càng nở nhiều, sợi yến mềm hơn, dễ ăn hơn. Nhưng trên thực tế, để đảm bảo các chất dinh dưỡng trong tổ yến không bị mất đi, khâu sơ chế tổ yến ban đầu cần tránh ngâm tổ yến trong nước sôi hoặc nước quá nóng. Chỉ cần ngâm yến trong nước ấm, phù hợp với nhiệt độ của phòng.

Ngoài ra, thời gian lý tưởng để ngâm yến sào tinh chế là 20 – 30 phút, do yến đã được ngâm nở từ trước rồi sấy khô trở lại nên rất nhanh nở. Ngâm quá lâu sẽ làm giảm hàm lượng đạm trong tổ yến, không còn bổ dưỡng như ban đầu nữa. Đối với phần tổ yến thô, to, cứng, dày chưa trải qua bất kỳ công đoạn sơ chế nào bạn có thể ngâm lâu hơn thường từ 1 – 2 tiếng.

tổ yến kị gì
Lưu ý khi ngâm yến sào

Khi chế biến yến sào kỵ gì?

Đối với tổ yến, phương pháp chế biến phù hợp nhất và ít giảm chất dinh dưỡng nhất là chưng cách thủy với đường phèn. Bạn có thể kết hợp thêm một số thành phần khác như táo đỏ, hạt sen, hạt chia, kỷ tử, gừng tươi…

Yến sào kỵ nhiệt độ cao nên tuyệt đối không đun tổ yến trực tiếp trong nồi nước sôi. Làm như vậy thì các khoáng chất trong tổ yến sẽ bị bốc hơi hết. Đồng thời, khi nấu chính yến sẽ bị mềm và không còn ngon nữa. Nhiệt độ thích hợp nhất để chưng yến là từ 8 0 -90 độ C.

Ngoài cách chưng, yến sào còn có thể biến tấu thêm nhiều cách nấu khác như dùng để nấu cháo tổ yến, súp tổ yến, bồ câu hầm yến, chè yến… Nhưng lưu ý không nấu yến trực tiếp với các món ăn này. Bạn nên chưng chín yến riêng rồi mới thêm vào các món trên khi các món ăn này gần chín, đun thêm vài phút rồi tắt bếp. Điều này không chỉ đảm bảo độ thơm ngon của tổ yến mà còn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của tổ yến không bị bay hơi bởi nhiệt độ cao.

Tham khảo thêm: 

ăn tổ yến kuj gì
Khi chế biến yến sào kỵ nhiệt độ hơn 100 độ C

Khi bảo quản yến sào kỵ gì?

Tổ yến thô có thể bảo quản được từ 2-3 năm trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng. Đối với tổ yến tươi, trước tiên nên cho vào hộp kín hoặc túi ziplock, sau đó bảo quản trong ngăn đá hoặc ngăn tủ lạnh trong vài tháng.

Đối với tổ yến đã qua chế biến, được ngâm nở, chưng thì tốt nhất nên dùng hết trong vòng 1 tuần (với điều kiện bảo quản trong tủ lạnh). Cần sử dụng sớm để tránh làm yến mất chất, giảm hương vị. Sau thời hạn này không nên dùng khi sợi yến có cảm giác nhão, đổi màu để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn…

Yến Đảo Cần Giờ hy vọng bài viết trên có thể giải đáp được thắc mắc của bạn về việc yến sào kỵ gì, hình dung được các sản phẩm “đại kỵ” với yến sào và những lưu ý cần quan tâm khi sử dụng yến sào. 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ YENDAO VIETNAM

Địa chỉ: 197 đường Duyên Hải, khu phố Miễu Nhì, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TPHCM

Email: contact@yensaolongthanh.com

SĐT: 1900 86 68 37

Website: https://yensaolongthanh.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Phone Call Gọi điện Send Message Nhắn tin Zalo Chat Zalo Messenger Chat Chat FB